$527
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của miền nam hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ miền nam hôm nay.Cụ thể, giới chức Anh đã đề nghị Công ty công nghệ Apple (Mỹ) tạo hệ thống “cửa sau” (backdoor) trong dịch vụ lưu trữ đám mây được mã hóa, qua đó cho phép chính phủ Anh thu thập dữ liệu được bảo mật cao từ người dùng Apple, Washington Post đưa tin ngày 7.2.Đề nghị được Bộ Nội vụ Anh đưa ra hồi tháng 1, viện dẫn Đạo luật quyền điều tra (IPA), qua đó yêu cầu các công ty hỗ trợ cung cấp bằng chứng cho lực lượng thực thi pháp luật.Động thái mới nhất của Anh có thể dẫn đến những xung đột và tranh chấp với Apple và các hãng công nghệ nói chung, trong vấn đề quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. London muốn tiếp cận vào dịch vụ Bảo vệ dữ liệu nâng cao (ADP) của Apple, theo đó dữ liệu cá nhân của người dùng sẽ được lưu trữ trên dịch vụ đám mây. ADP sử dụng phương pháp bảo mật mã hóa đầu cuối, do đó chỉ có chủ sở hữu tài khoản mới có thể mở khóa và truy cập dữ liệu.Apple chưa bình luận về động thái mới nhất của chính phủ Anh. Song, trong đơn đệ trình lên quốc hội Anh năm ngoái, hãng công nghệ Mỹ đã bày tỏ quan ngại về đạo luật IPA, nói rằng nó giúp chính phủ bí mật ban hành lệnh yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tạo phương thức truy cập dữ liệu người dùng mà chính chủ nhân dữ liệu không biết. Apple khẳng định quyền riêng tư là một trong những giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến, đồng thời nêu thêm dịch vụ ADP “được các phóng viên và chuyên gia kỹ thuật hoan nghênh, coi đây là biện pháp bảo vệ vô giá cho dữ liệu riêng tư”.Ông Alan Woodward, giáo sư an ninh mạng tại Đại học Surrey (Anh), cho rằng tranh luận về vấn đề mã hóa dường như không có hồi kết và mỗi bên đều có lý lẽ của riêng mình. Nếu Apple chấp nhận đề nghị từ chính phủ Anh, họ sẽ tự hủy hoại danh tiếng, The Guardian dẫn lời ông Woodward nói.Hiện Apple để ngỏ khả năng từ chối hợp tác và có thể bỏ đi các tính năng an toàn quan trọng khỏi thị trường Anh, song điều này không đáp ứng đủ yêu cầu của chính phủ nước này, vốn còn muốn tiếp cận dữ liệu ở người dùng đang hoạt động ở những nước khác. Hiện chưa rõ Anh sẽ có động thái gì nếu Apple không hợp tác theo yêu cầu. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của miền nam hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ miền nam hôm nay.Những vụ kiện này không chỉ làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch trong chiến lược tiếp thị của các hãng mà còn cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV toàn cầu, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang nỗ lực thách thức vị trí dẫn đầu của Samsung, đặc biệt trong công nghệ chấm lượng tử.Theo The Register, Hisense hiện là tâm điểm của một vụ kiện tại Mỹ với cáo buộc quảng bá các dòng TV QLED có sử dụng công nghệ chấm lượng tử, trong khi thực tế sản phẩm không chứa công nghệ này. Đơn kiện cho rằng đây là hành vi quảng cáo gian dối, đánh lừa người tiêu dùng mua TV kém chất lượng với giá cao, giúp Hisense thu lợi bất chính. Trang Display Daily bổ sung rằng người tiêu dùng khó tự xác minh sự hiện diện của công nghệ chấm lượng tử, trong khi các dấu hiệu hóa học đặc trưng của công nghệ này có thể dễ dàng bị phát hiện qua kiểm tra kỹ thuật, dù đơn kiện chưa công bố bằng chứng cụ thể.Cùng lúc, trang công nghệ Digital Trends cũng nhấn mạnh rằng vụ kiện tập trung vào các mẫu TV Hisense được quảng cáo là "Quantum Dot QLED" (màn hình QLED chấm lượng tử), nhưng thực chất chỉ là TV LED thông thường trá hình. Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Hisense thay đổi cách tiếp thị để tránh đánh lừa người mua trong tương lai. Hiện tại, Hisense chưa đưa ra bình luận chính thức, nhưng vụ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng, vốn đang cạnh tranh với Samsung và LG trong phân khúc TV cao cấp.Không chỉ Hisense, TCL – một thương hiệu TV Trung Quốc khác – cũng bị lôi vào vòng xoáy chỉ trích. Trang The Korea Herald cho biết TCL đối mặt với cáo buộc tiếp thị lừa dối, dù chi tiết về vụ kiện chưa được công bố đầy đủ. Cụ thể, Hansol Chemical – công ty sản xuất hóa chất và vật liệu có trụ sở tại Hàn Quốc đã cáo buộc TCL dán nhãn sai các TV LCD là "QD TV", trong khi thực tế chúng không chứa bất kỳ vật liệu chấm lượng tử (QD) nào, vốn đóng vai trò cải thiện chất lượng hình ảnh.Các mẫu TV LCD có tích hợp QD, còn được gọi là "QLED TV", thường có giá cao hơn và được coi là TV cao cấp, ngang hàng với TV OLED (công nghệ đi-ốt phát quang hữu cơ). Dựa trên phân tích của mình, Hansol cho biết ba mẫu TV "QD" của TCL gồm C655 65 inch, C655 Pro 75 inch và C755 65 inch được bán tại Hàn Quốc không chứa nguyên tố indi (indium) hay cadmi (cadmium) – những thành phần cốt lõi cần thiết để sản xuất vật liệu QD."Việc dán nhãn 'QD TV' cho các mẫu TV LCD không có vật liệu QD có thể gây tổn hại lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với toàn bộ thị trường QLED", đại diện Hansol nói.Về phía TCL, theo một số nguồn tin, hãng phủ nhận cáo buộc và khẳng định ba mẫu TV trên đều sử dụng tấm nền (QD films) có chứa cadmi.Sau khi nhận được đơn khiếu nại, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc của Hansol. Nếu phát hiện sai phạm, TCL có thể phải chịu yêu cầu khắc phục, nộp phạt hoặc các hình phạt bổ sung khác tùy theo kết quả điều tra.Những cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Hisense và TCL đẩy mạnh chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu khác đang dẫn đầu thị trường QLED nhờ công nghệ QD-OLED. Hisense từng được đánh giá cao với dòng U8, U8N nhờ chất lượng hình ảnh tốt trong phân khúc giá thấp, nhưng các vụ bê bối hiện tại có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng. ️
Theo TechRadar, tại triển lãm công nghệ CES 2025 diễn ra tại Mỹ vừa qua, Morse Micro, công ty tiên phong trong lĩnh vực Wi-Fi HaLow, đã trình diễn nguyên mẫu router mới nhất của hãng với phạm vi phủ sóng đáng kinh ngạc lên tới 16 km. Điều này đồng nghĩa với việc một mạng Wi-Fi gia đình có thể phủ sóng cho cả một khu vực rộng lớn, xóa bỏ giới hạn về khoảng cách kết nối.Khác với Wi-Fi truyền thống sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz dễ bị cản trở bởi các lớp tường và vật cản, công nghệ HaLow hoạt động trên băng tần sub-GHz (900 MHz), cho phép sóng Wi-Fi xuyên qua mọi chướng ngại vật một cách dễ dàng.Vào năm 2016, tốc độ của HaLow chỉ đạt 18 Mbps, khiến nhiều người hoài nghi về tiềm năng của công nghệ này. Tuy nhiên, chỉ sau 9 năm, Morse Micro đã cải thiện tốc độ lên đến 250 Mbps, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường như lướt web, gửi email và kết nối thiết bị IoT.Để chứng minh khả năng của HaLow, Morse Micro đã thực hiện thành công cuộc gọi video ở khoảng cách 3 km vào năm 2024. Thậm chí, hãng còn đạt được phạm vi phủ sóng 16 km trong một thử nghiệm tại công viên quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ).Morse Micro tin rằng HaLow sẽ cùng tồn tại với các băng tần Wi-Fi hiện tại, tạo ra hệ thống đa băng tần (2,4 GHz, 5 GHz và sub-GHz) và mang đến khả năng kết nối tối ưu nhất.Hiện tại, các thiết bị phổ biến như smartphone và laptop vẫn chưa hỗ trợ HaLow. Tuy nhiên, Morse Micro đang nỗ lực hợp tác để tích hợp chipset HaLow vào các thiết bị trong tương lai.Với những ưu điểm vượt trội, HaLow được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho kết nối không dây, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong các môi trường công nghiệp rộng lớn. ️
Sau khoảng 3 ngày, bệnh nhân có cảm giác ngứa ở vùng lỗ tiểu, đi tiểu trở nên rát buốt và bắt đầu tiết dịch mủ, nên đi khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. ️